NỘI DUNG CỦA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VÀ PHẠM VI CỦA SỞ NGOẠI VỤ TỈNH QUẢNG NAM
- Xuất bản Thứ sáu, 30 Tháng 8 2019 14:12
- Lượt xem: 13176
NỘI DUNG CỦA CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VÀ PHẠM VI
CỦA SỞ NGOẠI VỤ TỈNH QUẢNG NAM
( Kèm theo Quyết định số 3136/QĐ-UBND ngày 18/10/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam)
1. Thẩm định trình UBND tỉnh cho phép sử dụng thẻ doanh nhân APEC (thẻ ABTC) (trường hợp danh nhân làm việc tại các doanh nghiệp thành lập trên địa bàn tỉnh có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương)
1.1. Trình tự thực hiện: |
* Bước 1: Cá nhân xin phép sử dụng thẻ ABTC chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo hướng dẫn tại mục Thành phần, số lượng hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam. * Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. * Bước 3: Lấy ý kiến các cơ quan chức năng liên quan. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm trả lời cho Sở Ngoại vụ bằng văn bản là không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Ngoại vụ. * Bước 4: Sở Ngoại vụ thẩm tra hồ sơ và đề xuất ý kiến giải quyết việc cho phép sử dụng thẻ ABTC, trình UBND tỉnh Quảng Nam quyết định. * Bước 5: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam xem xét, giải quyết trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Ngoại vụ. * Bước 6: Cá nhân xin phép sử dụng thẻ hoặc người được ủy quyền hợp pháp trực tiếp đến nhận kết quả tại Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam. |
1.2. Cách thức thực hiện: |
Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện tại Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam.
|
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: |
a) Thành phần hồ sơ, gồm: - Văn bản đề nghị của doanh nghiệp do đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên và đóng dấu, trong đó nêu rõ thông tin cá nhân của doanh nhân xin phép sử dụng thẻ ABTC. - Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. - Bản sao một trong các loại giấy tờ: Bản sao thư mời của đối tác ở các nước hoặc vùng lãnh thổ thuộc APEC; Hợp đồng ngoại thương, hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng cung cấp dịch vụ kèm theo bản sao một trong các chứng từ liên quan thể hiện việc có thực hiện hợp đồng đã ký kết như: chứng thư tín dụng, vận đơn, tờ khai hải quan, hóa đơn thanh toán hoặc giấy tờ xác nhận khác về việc thực hiện hợp đồng ( không quá 12 tháng tính đến thời điểm đề nghị xét, cho phép sử dụng thẻ ABTC) với các đối tác thuộc nền kinh tế thành viên APEC tham gia chương trình thẻ ABTC ( kèm theo bản chính các giấy tờ trên để đối chiếu). Nếu các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo. - Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu. - Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm chức vụ hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu. - Đối với trường hợp doanh nhân là người làm việc theo hợp đồng lao động nộp kèm Giấy xác nhận Bảo hiểm xã hội do cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp; Đối với trường hợp doanh nhân là chủ sở hữu của doanh nghiệp, không thuộc đối tượng phải tham gia BHXH theo quy định do không hưởng lương thì nộp kèm Bản cam kết của doanh nghiệp. - Kế hoạch phát triển kinh doanh (đối với các doanh nghiệp mới thành lập). b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
|
1.4. Thời hạn giải quyết: - 20 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
|
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
|
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Nam. - Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Kế hoạch và đầu tư hoặc cơ quan ra Quyết định thành lập doanh nghiệp; Sở Công thương; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Bảo hiểm xã hội tỉnh;Cục thuế tỉnh;Cục Hải quan; Công an tỉnh; các BQL các Khu công nghiêp, Khu Kinh tế nơi các doanh nhân làm việc; địa phương nơi doanh nghiệp đóng chân.
|
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
|
1.8. Lệ phí: Không |
1.9. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (Theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục xét, cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân đến các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại tỉnh Quảng Nam ).- Có hộ chiếu phổ thông còn thời hạn sử dụng ít nhất 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị xét, cho phép sử dụng thẻ ABTC. - Đang làm việc tại các doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Quy định này có các hoạt động hoặc nhu cầu hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư và dịch vụ với các đối tác trong các nền kinh tế thành viên tham gia Chương trình thẻ ABTC. - Là chủ sở hữu hoặc làm việc theo hợp đồng lao động, có thời gian làm việc tại doanh nghiệp tối thiểu là 12 tháng trước khi đề nghị cấp thẻ ABTC và có tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. - Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. - Có nhu cầu thường xuyên tham gia các chuyến đi ngắn hạn tới các nền kinh tế thành viên APEC để ký kết, thực hiện các cam kết kinh doanh trong khu vực APEC. - Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, có đóng góp tích cực cho sự phát triển của địa phương. - Không thuộc diện chưa được xuất cảnh theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. |
1.10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Căn cứ Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC và Quyết định số 54/2015/QĐ-TTgngày 29/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về việc cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC ban hành kèm theo Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Căn cứ Thông tư số 28/2016/TT-BCA ngày 05/7/2016 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quy chế về việc cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC; Căn cứ Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 21/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều và bãi bỏ điều 10 của Quy định trình tự, thủ tục xét, cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân đến các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại tỉnh Quảng Nam. |
2. Thẩm định trình UBND tỉnh cho phép sử dụng thẻ doanh nhân APEC (thẻ ABTC) (trường hợp danh nhân làm việc tại các doanh nghiệp thành lập trên địa bàn tỉnh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Nam)
2.1. Trình tự thực hiện: |
* Bước 1: Cá nhân xin phép sử dụng thẻ ABTC chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo hướng dẫn tại mục Thành phần, số lượng hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam. * Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. * Bước 3: Lấy ý kiến các cơ quan chức năng liên quan. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm trả lời cho Sở Ngoại vụ bằng văn bản là không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Ngoại vụ. * Bước 4: Thẩm tra hồ sơ và đề xuất ý kiến giải quyết việc cho phép sử dụng thẻ ABTC, trình UBND tỉnh Quảng Nam quyết định. * Bước 5: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam xem xét, giải quyết trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Ngoại vụ. * Bước 6: Cá nhân xin phép sử dụng thẻ hoặc người được ủy quyền hợp pháp trực tiếp đến nhận kết quả tại Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam.
|
2.2. Cách thức thực hiện: |
Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện tại Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam.
|
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: |
a) Thành phần hồ sơ, gồm: - Văn bản đề nghị của doanh nghiệp do đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên và đóng dấu, trong đó nêu rõ thông tin cá nhân của doanh nhân xin phép sử dụng thẻ ABTC. - Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. - Bản sao một trong các loại giấy tờ: Bản sao thư mời của đối tác ở các nước hoặc vùng lãnh thổ thuộc APEC; Hợp đồng ngoại thương, hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng cung cấp dịch vụ kèm theo bản sao một trong các chứng từ liên quan thể hiện việc có thực hiện hợp đồng đã ký kết như: chứng thư tín dụng, vận đơn, tờ khai hải quan, hóa đơn thanh toán hoặc giấy tờ xác nhận khác về việc thực hiện hợp đồng ( không quá 12 tháng tính đến thời điểm đề nghị xét, cho phép sử dụng thẻ ABTC) với các đối tác thuộc nền kinh tế thành viên APEC tham gia chương trình thẻ ABTC ( kèm theo bản chính các giấy tờ trên để đối chiếu). Nếu các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo. - Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu. - Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm chức vụ hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu. - Đối với trường hợp doanh nhân là người làm việc theo hợp đồng lao động nộp kèm Giấy xác nhận Bảo hiểm xã hội do cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp; Đối với trường hợp doanh nhân là chủ sở hữu của doanh nghiệp, không thuộc đối tượng phải tham gia BHXH theo quy định do không hưởng lương thì nộp kèm Bản cam kết của doanh nghiệp. - Kế hoạch phát triển kinh doanh (đối với các doanh nghiệp mới thành lập). b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ) .
|
2.4. Thời hạn giải quyết: - 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ .
|
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
|
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Nam. - Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Kế hoạch và đầu tư hoặc cơ quan ra Quyết định thành lập doanh nghiệp; Sở Công thương; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Bảo hiểm xã hội tỉnh;Cục thuế tỉnh;Cục Hải quan; Công an tỉnh; các BQL các Khu công nghiêp, Khu Kinh tế nơi các doanh nhân làm việc; địa phương nơi doanh nghiệp đóng chân.
|
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
|
2.8. Lệ phí: Không |
2.9. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (Theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục xét, cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân đến các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại tỉnh Quảng Nam ).- Có hộ chiếu phổ thông còn thời hạn sử dụng ít nhất 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị xét, cho phép sử dụng thẻ ABTC. - Đang làm việc tại các doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Quy định này có các hoạt động hoặc nhu cầu hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư và dịch vụ với các đối tác trong các nền kinh tế thành viên tham gia Chương trình thẻ ABTC. - Là chủ sở hữu hoặc làm việc theo hợp đồng lao động, có thời gian làm việc tại doanh nghiệp tối thiểu là 12 tháng trước khi đề nghị cấp thẻ ABTC và có tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. - Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. - Có nhu cầu thường xuyên tham gia các chuyến đi ngắn hạn tới các nền kinh tế thành viên APEC để ký kết, thực hiện các cam kết kinh doanh trong khu vực APEC. - Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, có đóng góp tích cực cho sự phát triển của địa phương. - Không thuộc diện chưa được xuất cảnh theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. |
2.10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Căn cứ Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC và Quyết định số 54/2015/QĐ-TTgngày 29/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về việc cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC ban hành kèm theo Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Căn cứ Thông tư số 28/2016/TT-BCA ngày 05/7/2016 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quy chế về việc cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC; Căn cứ Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 21/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều và bãi bỏ điều 10 của Quy định trình tự, thủ tục xét, cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân đến các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại tỉnh Quảng Nam. |
3. Thẩm tra trình UBND tỉnh cho phép sử dụng thẻ doanh nhân APEC (thẻ ABTC) đối với công chức, viên chức các Sở, ban, ngành có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động kinh tế của APEC
3.1. Trình tự thực hiện: |
* Bước 1: Cá nhân xin phép sử dụng thẻ ABTC chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo hướng dẫn tại mục Thành phần, số lượng hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam. * Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. * Bước 3: Thẩm tra hồ sơ và đề xuất ý kiến giải quyết việc cho phép sử dụng thẻ ABTC, trình UBND tỉnh Quảng Nam quyết định. * Bước 4: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam xem xét, giải quyết trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Ngoại vụ. * Bước 5: Các nhân xin phép sử dụng thẻ hoặc người được ủy quyền hợp pháp trực tiếp đến nhận kết quả tại Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam. |
3.2. Cách thức thực hiện: |
Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện tại Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam.
|
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: |
a) Thành phần hồ sơ: + Văn bản đề nghị của Sở, ban, ngành do Thủ trưởng đơn vị ký tên và đóng dấu, trong đó có nêu rõ thông tin cá nhân của người xin phép sử dụng thẻ ABTC. + Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam cử đi công tác để tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động kinh tế khác tại các nước, vùng lãnh thổ là thành viên APEC; bản sao Thư mời của của đối tác. + Bản sao có chứng thực hộ chiếu phổ thông. b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ) |
3.4. Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ .
|
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Nam.
|
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
|
3.8. Lệ phí: Không.
|
3.9. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: - Có hộ chiếu còn giá trị do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; - Có nhu cầu đi lại thường xuyên, ngắn hạn tới các nền kinh tế thành viên (tham gia chương trình) ABTC để ký kết, thực hiện các cam kết kinh doanh trong khu vực APEC; - Không thuộc diện chưa được xuất cảnh theo quy định của pháp luật, bao gồm các trường hợp sau: + Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang có nghĩa vụ thi hành bản án hình sự hoặc đang bị cơ quan điều tra yêu cầu chưa cho xuất cảnh hoặc chưa cấp hộ chiếu để phục vụ công tác điều tra tội phạm; + Người đang có nghĩa vụ thi hành bản án; chờ giải quyết các tranh chấp về dân sự, kinh tế, hành chính; chờ để thi hành quyết định xử phạt hành chính; đang có nghĩa vụ nộp thuế hoặc các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ các trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản, bảo lãnh bằng tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó; + Người đã vi phạm quy chế xuất nhập cảnh bị xử phạt từ cảnh cáo hành chính trở lên thì chưa được xuất cảnh trong thời gian từ 01 đến 05 năm tính từ ngày bị xử lý vi phạm; + Người bị nước ngoài trục xuất vì vi phạm pháp luật của nước sở tại, nếu hành vi đó là nghiêm trọng, có hại cho lợi ích và uy tín của Việt Nam thì chưa được xuất cảnh trong thời gian từ 01 đến 05 năm, tính từ ngày trở về Việt Nam; + Người mà Bộ Y tế đề nghị chưa cho xuất cảnh vì lý do y tế; + Các trường hợp khác vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. |
3.10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC và Quyết định số 54/2015/QĐ-TTgngày 29/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về việc cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC ban hành kèm theo Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ; - Thông tư số 28/2016/TT-BCA ngày 05/7/2016 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quy chế về việc cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC; - Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục xét, cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân đến các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại tỉnh Quảng Nam. - Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 21/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều và bãi bỏ điều 10 của Quy định trình tự, thủ tục xét, cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân đến các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại tỉnh Quảng Nam. |
4. Thẩm tra trình UBND tỉnh cho phép cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài
4.1. Trình tự thực hiện: |
* Bước 1: Cán bộ, Công chức xin phép đi công tác nước ngoài nộp đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo hướng dẫn tại mục Thành phần, số lượng hồ sơ và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam. * Bước 2: Công chức được phân công nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. * Bước 3: Thẩm tra hồ sơ và đề xuất ý kiến giải quyết việc cử đi nước ngoài, trình UBND tỉnh Quảng Nam quyết định. * Bước 4: Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam xem xét, giải quyết trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Ngoại vụ. Bước 5: Các cá nhân, đơn vị đến nhận hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam. Bước 6: 10 ngày sau khi kết thúc chuyến công tác, cán bộ được cử đi công tác phải báo cáo kết quả chuyến công tác cho Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Ngoại vụ) . |
4.2. Cách thức thực hiện: |
Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện tại Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam.
|
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: |
a) Thành phần hồ sơ: - Tờ trình đề nghị của cơ quan chủ quản, trong Tờ trình đề nghị cần ghi rõ họ và tên, chức vụ, ngày tháng năm sinh, mã ngạch (hoặc cấp bậc đối với lực lượng vũ trang), của cán bộ đi nước ngoài; mục đích chuyến đi; thời gian đi; nước đến; kinh phí đi từ nguồn nào, do ai đài thọ; - Thư mời của đơn vị, cơ quan mời (nếu thư mời bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch sang tiếng Việt có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền) trong đó nêu rõ mục đích, nội dung, chương trình hoạt động tại nước ngoài, thời gian và kinh phí cho chuyến đi. - Ngoài các hồ sơ nói trên, tuỳ từng trường hợp, thành phần hồ sơ phải có thêm các giấy tờ sau: a. Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy khi đi công tác nước ngoài phải có ý kiến của Ban Bí thư TW Đảng. b. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi đi công tác nước ngoài phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. c. Các trường hợp sau đây phải có ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy: Các chức danh từ Tỉnh ủy viên trở lên Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh, Trưởng các đoàn thể tỉnh, Bí thư các Đảng ủy trực thuộc, Bí thư Huyện uỷ, Thành uỷ (trừ chức danh quy định tại điểm a). d. Các trường hợp sau đây phải có ý kiến của Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy: các cán bộ do Tỉnh ủy quản lý và các chức danh khác hiện công tác ở các cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị, Mặt trận tỉnh, các huyện, thành ủy và đảng ủy trực thuộc đi công tác nước ngoài (trừ các chức danh nêu ở điểm a, b, c). b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ). |
4.4. Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính. |
4.8. Lệ phí: Không. |
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu báo cáo kết quả đi nước ngoài. |
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Cán bộ công chức chưa được phép đi nước ngoài nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm. - Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự. - Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế. - Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó. - Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan. - Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. - Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ. |
Đính kèm:
Mẫu báo cáo kết quả đi nước ngoài Tên đơn vị: ............................. ........, ngày......tháng....... năm .... BÁO CÁO Về kết quả đi công tác tại...... 1. Họ và tên người báo cáo: (nếu là Đoàn thì nêu danh sách cả đoàn. Người báo cáo là Trưởng đoàn). 2. Chức vụ: 3. Đi công tác tại quốc gia/vùng lãnh thổ: 4. Theo Quyết định/Công văn số: 5. Mục đích chuyến đi: 6. Thời gian đi nước ngoài: 7. Lộ trình chuyến đi: 8. Những nội dung đã làm việc: 9. Đánh giá kết quả chuyến đi: 10. Những đề xuất kiến nghị: 11. Những tài liệu kèm theo (nếu có): Nơi nhận: Người báo cáo - Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (Ký, ghi rõ họ và tên) (nếu là Tỉnh uỷ viên trở lên); - Ban Tổ chức Tỉnh uỷ (cán bộ thuộc khối Đảng, Đoàn thể, Mặt trận mà không phải là Tỉnh uỷ viên trở lên); - UBND tỉnh (qua Sở Ngoại vụ-tất cả các trường hợp); - Cơ sở đảng trực tiếp quản lý (nếu là đảng viên). |
5. Thẩm tra trình UBND tỉnh cho phép cán bộ, công chức đi nước ngoài vì việc riêng
5.1. Trình tự thực hiện: |
* Bước 1: Cán bộ, công chức xin phép đi công tác nước ngoài nộp đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo hướng dẫn tại mục Thành phần, số lượng hồ sơ và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam. * Bước 2: Công chức được phân công nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. * Bước 3: Thẩm tra hồ sơ và đề xuất ý kiến giải quyết việc cử đi nước ngoài, trình UBND tỉnh Quảng Nam quyết định. * Bước 4: Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam xem xét, giải quyết trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Ngoại vụ. Bước 5: Các cá nhân, đơn vị đến nhận hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam. Bước 6: 10 ngày sau khi kết thúc chuyến công tác, cán bộ được cử đi công tác phải báo cáo kết quả chuyến công tác cho Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Ngoại vụ). |
5.2. Cách thức thực hiện: |
- Hồ sơ được nộp và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam. |
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: |
a) Thành phần hồ sơ: - Đơn xin phép đi nước ngoài vì việc riêng của bản thân người đi nước ngoài. Trong đơn cần nêu rõ mục đích của chuyến đi, họ tên người đi, chức vụ, nước đến, thời gian, kinh phí của chuyến đi. - Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp, thành phần hồ sơ phải có thêm các giấy tờ sau: a.Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy khi đi công tác nước ngoài phải có ý kiến của Ban Bí thư TW Đảng. b. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi đi công tác nước ngoài phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. c. Các trường hợp sau đây phải có ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy: Các chức danh từ Tỉnh ủy viên trở lên Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh, Trưởng các đoàn thể tỉnh, Bí thư các Đảng ủy trực thuộc, Bí thư Huyện uỷ, Thành uỷ (trừ chức danh quy định tại điểm a). b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
|
5.4. Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức. 5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Nam.
|
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định của UBND tỉnh. |
5.8. Lệ phí: Không. |
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu báo cáo kết quả đi nước ngoài. |
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Cán bộ, công chức chưa được phép đi nước ngoài nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm. - Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự. - Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế. - Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó. - Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan. - Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. - Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ. |
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về việc xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam. |
Mẫu báo cáo kết quả đi nước ngoài Tên đơn vị: ................... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ......, ngày......tháng....... năm .... BÁO CÁO Về kết quả đi công tác tại...... 1. Họ và tên người báo cáo: (nếu là Đoàn thì nêu danh sách cả đoàn. Người báo cáo là Trưởng đoàn). 2. Chức vụ: 3. Đi công tác tại quốc gia/vùng lãnh thổ: 4. Theo Quyết định/Công văn số: 5. Mục đích chuyến đi: 6. Thời gian đi nước ngoài: 7. Lộ trình chuyến đi: 8. Những nội dung đã làm việc: 9. Đánh giá kết quả chuyến đi: 10. Những đề xuất kiến nghị: 11. Những tài liệu kèm theo (nếu có): Nơi nhận: Người báo cáo - Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (Ký tên) (nếu là Tỉnh uỷ viên trở lên); - Ban Tổ chức Tỉnh uỷ (cán bộ thuộc khối Đảng, Đoàn thể, Mặt trận mà không phải là Tỉnh uỷ viên trở lên); - UBND tỉnh (qua Sở Ngoại vụ-tất cả các trường hợp); - Cơ sở đảng trực tiếp quản lý (nếu là đảng viên). |
6. Thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh cho phép các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế (trường hợp không lấy ý kiến các ngành)
6.1. Trình tự thực hiện: * Bước 1: Cơ quan, tổ chức xin cấp phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế hoàn thiện hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư ít nhất trước 15 ngày làm việc tính từ ngày dự kiến tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế . * Bước 2: Công chức được phân công nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. * Bước 3: Sở Ngoại vụ thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế. * Bước 4: Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế bằng văn bản trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Ngoại vụ. * Bước 5: Sau khi có văn bản cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của cấp có thẩm quyền (được cấp qua đường bưu điện hoặc nhận trực tiếp), cơ quan, tổ chức tiến hành hội nghị, hội thảo theo đúng chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện đúng các quy định hiện hành về chi tiêu, thanh quyết toán tài chính. * Bước 6: Trong phạm vi 15 ngày kể từ ngày kết thúc hội nghị, hội thảo, cơ quan, tổ chức tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế gửi báo cáo tóm tắt bằng văn bản kết quả hội nghị, hội thảo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Ngoại vụ) theo mẫu số hướng dẫn. * Đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Sở Ngoại vụ tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ và làm thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ cho phép theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 6.2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện đến Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam. 6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ: - Tờ trình về việc xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế (kèm theo đề án hoặc kế hoạch tổ chức). Đề án hoặc kế hoạch phải nêu rõ: + Lý do, danh nghĩa tổ chức, mục đích của hội nghị, hội thảo; + Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo; địa điểm tham quan, khảo sát (nếu có); + Hình thức và công nghệ tổ chức (trong trường hợp hội nghị, hội thảo trực tuyến); + Nội dung, chương trình làm việc (kèm theo tài liệu sử dụng tại hội nghị, hội thảo như: tài liệu phát cho đại biểu, tài liệu trình chiếu và hình ảnh minh họa, các báo cáo, bài tham luận và tài liệu khác có liên quan) và các hoạt động bên lề hội nghị, hội thảo; + Thành phần tham gia tổ chức: cơ quan phía Việt Nam, cơ quan phía nước ngoài, cơ quan tài trợ (nếu có); + Thành phần tham dự: số lượng và cơ cấu thành phần đại biểu, bao gồm cả đại biểu Việt Nam và đại biểu có quốc tịch nước ngoài; + Nguồn kinh phí (trường hợp hội nghị, hội thảo do tổ chức nước ngoài tổ chức thì không cần làm rõ nguồn kinh phí); + Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, địa phương liên quan (nếu có). * Đối với hội nghị hội thảo thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ: bên cạnh các thành phần hồ sơ như trên, các cơ quan, tổ chức của Việt Nam khi xin cấp phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao. b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ 6.4. Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Trường hợp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ: Thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 4, Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức. 6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh. - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ. 6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thống nhất cho phép. 6.8. Lệ phí: Không 6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có. 6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. 6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; - Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 29/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Quy định việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. |
Đính kèm mẫu báo cáo
TÊN CƠ QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……… |
(Địa điểm), ngày … tháng … năm … |
BÁO CÁO
Tóm tắt kết quả hội nghị, hội thảo quốc tế về…
Kính gửi: Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Nam.
1. Tên hội nghị, hội thảo
2. Mục đích hội nghị, hội thảo
3. Nội dung, chương trình của hội nghị, hội thảo
4. Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo
5. Người chủ trì, đồng chủ trì (nếu có)
6. Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức (phía Việt Nam và phía nước ngoài)
7. Thông tin về báo cáo viên người nước ngoài
8. Thành phần tham dự, số lượng và cơ cấu thành phần đại biểu Việt Nam và đại biểu có quốc tịch nước ngoài
9. Nguồn kinh phí
10. Đánh giá tóm tắt kết quả hội nghị, hội thảo
11. Những vướng mắc, vấn đề phát sinh trong hội nghị, hội thảo đã hoặc chưa được xử lý (nếu có)
12. Những đề xuất, kiến nghị (nếu có).
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
7. Thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh cho phép các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế (trường hợp lấy ý kiến các ngành)
7.1. Trình tự thực hiện: * Bước 1: Cơ quan, tổ chức xin cấp phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế hoàn thiện hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư ít nhất trước 15 ngày làm việc tính từ ngày dự kiến tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế . * Bước 2: Công chức được phân công nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. * Bước 3: Do tính chất của hội nghị, hội thảo quốc tế, Sở Ngoại vụ gửi văn bản lấy ý kiến các ngành, địa phương liên quan; trong thời hạn 03 ngày, các ngành và địa phương phải có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi cho Sở Ngoại vụ. * Bước 4: Căn cứ ý kiến của các ngành và địa phương liên quan, Sở Ngoại vụ thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế. * Bước 5: Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế bằng văn bản trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Ngoại vụ. * Bước 6: Sau khi có văn bản cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của cấp có thẩm quyền (được cấp qua đường bưu điện hoặc nhận trực tiếp), cơ quan, tổ chức tiến hành hội nghị, hội thảo theo đúng chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện đúng các quy định hiện hành về chi tiêu, thanh quyết toán tài chính. * Bước 7: Trong phạm vi 15 ngày kể từ ngày kết thúc hội nghị, hội thảo, cơ quan, tổ chức tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế gửi báo cáo tóm tắt bằng văn bản kết quả hội nghị, hội thảo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Ngoại vụ) theo mẫu số hướng dẫn. * Đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Sở Ngoại vụ tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ và làm thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ cho phép theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 7.2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện đến Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam. 7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ: - Tờ trình về việc xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế (kèm theo đề án hoặc kế hoạch tổ chức). Đề án hoặc kế hoạch phải nêu rõ: + Lý do, danh nghĩa tổ chức, mục đích của hội nghị, hội thảo; + Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo; địa điểm tham quan, khảo sát (nếu có); + Hình thức và công nghệ tổ chức (trong trường hợp hội nghị, hội thảo trực tuyến); + Nội dung, chương trình làm việc (kèm theo tài liệu sử dụng tại hội nghị, hội thảo như: tài liệu phát cho đại biểu, tài liệu trình chiếu và hình ảnh minh họa, các báo cáo, bài tham luận và tài liệu khác có liên quan) và các hoạt động bên lề hội nghị, hội thảo; + Thành phần tham gia tổ chức: cơ quan phía Việt Nam, cơ quan phía nước ngoài, cơ quan tài trợ (nếu có); + Thành phần tham dự: số lượng và cơ cấu thành phần đại biểu, bao gồm cả đại biểu Việt Nam và đại biểu có quốc tịch nước ngoài; + Nguồn kinh phí (trường hợp hội nghị, hội thảo do tổ chức nước ngoài tổ chức thì không cần làm rõ nguồn kinh phí); + Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, địa phương liên quan (nếu có). * Đối với hội nghị hội thảo thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ: bên cạnh các thành phần hồ sơ như trên, các cơ quan, tổ chức của Việt Nam khi xin cấp phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao. b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ 7.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Trường hợp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ: Thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 4, Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức. 7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh. - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ. 7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thống nhất cho phép. 7.8. Lệ phí: Không 7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có. 7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. 7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; - Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 29/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Quy định việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. |
Đính kèm mẫu báo cáo
TÊN CƠ QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……… |
(Địa điểm), ngày … tháng … năm … |
BÁO CÁO
Tóm tắt kết quả hội nghị, hội thảo quốc tế về…
Kính gửi: Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Nam
1. Tên hội nghị, hội thảo
2. Mục đích hội nghị, hội thảo
3. Nội dung, chương trình của hội nghị, hội thảo
4. Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo
5. Người chủ trì, đồng chủ trì (nếu có)
6. Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức (phía Việt Nam và phía nước ngoài)
7. Thông tin về báo cáo viên người nước ngoài
8. Thành phần tham dự, số lượng và cơ cấu thành phần đại biểu Việt Nam và đại biểu có quốc tịch nước ngoài
9. Nguồn kinh phí
10. Đánh giá tóm tắt kết quả hội nghị, hội thảo
11. Những vướng mắc, vấn đề phát sinh trong hội nghị, hội thảo đã hoặc chưa được xử lý (nếu có)
12. Những đề xuất, kiến nghị (nếu có).
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
8. Cho phép các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở Ngoại vụ (trường hợp không lấy ý kiến các ngành)
8.1. Trình tự thực hiện: * Bước 1: Cơ quan, tổ chức xin cấp phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế hoàn thiện hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư ít nhất trước 15 ngày làm việc tính từ ngày dự kiến tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế . * Bước 2: Công chức được phân công nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. * Bước 3: Giám đốc Sở Ngoại vụ xem xét, quyết định cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế bằng văn bản trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc. * Bước 4: Sau khi có văn bản cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của cấp có thẩm quyền (được cấp qua đường bưu điện hoặc nhận trực tiếp), cơ quan, tổ chức tiến hành hội nghị, hội thảo theo đúng chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện đúng các quy định hiện hành về chi tiêu, thanh quyết toán tài chính. * Bước 5: Trong phạm vi 15 ngày kể từ ngày kết thúc hội nghị, hội thảo, cơ quan, tổ chức tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế gửi báo cáo tóm tắt bằng văn bản kết quả hội nghị, hội thảo gửi Sở Ngoại vụ theo mẫu số hướng dẫn. 8.2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện đến Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam. 8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ: - Tờ trình về việc xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế (kèm theo đề án hoặc kế hoạch tổ chức). Đề án hoặc kế hoạch phải nêu rõ: + Lý do, danh nghĩa tổ chức, mục đích của hội nghị, hội thảo; + Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo; địa điểm tham quan, khảo sát (nếu có); + Hình thức và công nghệ tổ chức (trong trường hợp hội nghị, hội thảo trực tuyến); + Nội dung, chương trình làm việc (kèm theo tài liệu sử dụng tại hội nghị, hội thảo như: tài liệu phát cho đại biểu, tài liệu trình chiếu và hình ảnh minh họa, các báo cáo, bài tham luận và tài liệu khác có liên quan) và các hoạt động bên lề hội nghị, hội thảo; + Thành phần tham gia tổ chức: cơ quan phía Việt Nam, cơ quan phía nước ngoài, cơ quan tài trợ (nếu có); + Thành phần tham dự: số lượng và cơ cấu thành phần đại biểu, bao gồm cả đại biểu Việt Nam và đại biểu có quốc tịch nước ngoài; + Nguồn kinh phí (trường hợp hội nghị, hội thảo do tổ chức nước ngoài tổ chức thì không cần làm rõ nguồn kinh phí); + Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, địa phương liên quan (nếu có). * Đối với hội nghị hội thảo thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ: bên cạnh các thành phần hồ sơ như trên, các cơ quan, tổ chức của Việt Nam khi xin cấp phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao. b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ 8.4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức. 8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Ngoại vụ. - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ. 8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thống nhất cho phép. 8.8. Lệ phí: Không 8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có. 8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. 8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; - Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 29/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Quy định việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. |
Đính kèm mẫu báo cáo
TÊN CƠ QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……… |
(Địa điểm), ngày … tháng … năm … |
BÁO CÁO
Tóm tắt kết quả hội nghị, hội thảo quốc tế về…
Kính gửi: Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Nam
1. Tên hội nghị, hội thảo
2. Mục đích hội nghị, hội thảo
3. Nội dung, chương trình của hội nghị, hội thảo
4. Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo
5. Người chủ trì, đồng chủ trì (nếu có)
6. Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức (phía Việt Nam và phía nước ngoài)
7. Thông tin về báo cáo viên người nước ngoài
8. Thành phần tham dự, số lượng và cơ cấu thành phần đại biểu Việt Nam và đại biểu có quốc tịch nước ngoài
9. Nguồn kinh phí
10. Đánh giá tóm tắt kết quả hội nghị, hội thảo
11. Những vướng mắc, vấn đề phát sinh trong hội nghị, hội thảo đã hoặc chưa được xử lý (nếu có)
12. Những đề xuất, kiến nghị (nếu có).
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
9. Cho phép các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở Ngoại vụ (trường hợp lấy ý kiến các ngành)
9.1. Trình tự thực hiện: * Bước 1: Cơ quan, tổ chức xin cấp phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế hoàn thiện hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư ít nhất trước 15 ngày làm việc tính từ ngày dự kiến tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế . * Bước 2: Công chức được phân công nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. * Bước 3: Do tính chất của hội nghị, hội thảo quốc tế, Sở Ngoại vụ gửi văn bản lấy ý kiến các ngành, địa phương liên quan; trong thời hạn 03 ngày, các ngành và địa phương phải có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi cho Sở Ngoại vụ. * Bước 4: Căn cứ ý kiến của các ngành và địa phương liên quan, Giám đốc Sở Ngoại vụ quyết định cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế. * Bước 5: Sau khi có văn bản cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của cấp có thẩm quyền (được cấp qua đường bưu điện hoặc nhận trực tiếp), cơ quan, tổ chức tiến hành hội nghị, hội thảo theo đúng chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện đúng các quy định hiện hành về chi tiêu, thanh quyết toán tài chính. * Bước 6: Trong phạm vi 15 ngày kể từ ngày kết thúc hội nghị, hội thảo, cơ quan, tổ chức tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế gửi báo cáo tóm tắt bằng văn bản kết quả hội nghị, hội thảo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Ngoại vụ) theo mẫu số hướng dẫn. 9.2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện đến Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam. 9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ: - Tờ trình về việc xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế (kèm theo đề án hoặc kế hoạch tổ chức). Đề án hoặc kế hoạch phải nêu rõ: + Lý do, danh nghĩa tổ chức, mục đích của hội nghị, hội thảo; + Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo; địa điểm tham quan, khảo sát (nếu có); + Hình thức và công nghệ tổ chức (trong trường hợp hội nghị, hội thảo trực tuyến); + Nội dung, chương trình làm việc (kèm theo tài liệu sử dụng tại hội nghị, hội thảo như: tài liệu phát cho đại biểu, tài liệu trình chiếu và hình ảnh minh họa, các báo cáo, bài tham luận và tài liệu khác có liên quan) và các hoạt động bên lề hội nghị, hội thảo; + Thành phần tham gia tổ chức: cơ quan phía Việt Nam, cơ quan phía nước ngoài, cơ quan tài trợ (nếu có); + Thành phần tham dự: số lượng và cơ cấu thành phần đại biểu, bao gồm cả đại biểu Việt Nam và đại biểu có quốc tịch nước ngoài; + Nguồn kinh phí (trường hợp hội nghị, hội thảo do tổ chức nước ngoài tổ chức thì không cần làm rõ nguồn kinh phí); + Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, địa phương liên quan (nếu có). * Đối với hội nghị hội thảo thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ: bên cạnh các thành phần hồ sơ như trên, các cơ quan, tổ chức của Việt Nam khi xin cấp phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao. b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ 9.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Trường hợp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ: Thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 4, Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức. 9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Ngoại vụ. - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ. 9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thống nhất cho phép. 9.8. Lệ phí: Không 9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có. 9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. 9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; - Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 29/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Quy định việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. |
Đính kèm mẫu báo cáo
TÊN CƠ QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……… |
(Địa điểm), ngày … tháng … năm … |
BÁO CÁO
Tóm tắt kết quả hội nghị, hội thảo quốc tế về…
Kính gửi: Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Nam
1. Tên hội nghị, hội thảo
2. Mục đích hội nghị, hội thảo
3. Nội dung, chương trình của hội nghị, hội thảo
4. Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo
5. Người chủ trì, đồng chủ trì (nếu có)
6. Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức (phía Việt Nam và phía nước ngoài)
7. Thông tin về báo cáo viên người nước ngoài
8. Thành phần tham dự, số lượng và cơ cấu thành phần đại biểu Việt Nam và đại biểu có quốc tịch nước ngoài
9. Nguồn kinh phí
10. Đánh giá tóm tắt kết quả hội nghị, hội thảo
11. Những vướng mắc, vấn đề phát sinh trong hội nghị, hội thảo đã hoặc chưa được xử lý (nếu có)
12. Những đề xuất, kiến nghị (nếu có).
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
10. Thẩm định phê duyệt tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở Ngoại vụ
10.1. Trình tự thực hiện: |
10.1.1. Thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh: * Bước 1: Cá nhân, tổ chức (chủ dự án) hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn tại mục Thành phần, số lượng hồ sơ và nộp tại Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Nam. * Bước 2: Sở ngoại vụ tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. * Bước 3: Sở Ngoại vụ gửi văn bản đến các cơ quan chức năng và địa phương liên quan đề nghị có ý kiến thẩm định bằng văn bản. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Ngoại vụ, các cơ quan chức năng, địa phương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Sở Ngoại vụ. * Bước 4: Sau khi hết hạn đóng góp ý kiến của các cơ quan chức năng, Sở Ngoại vụ thẩm định và xem xét, quyết định. * Bước 5: Tổ chức, cá nhân đến nhận trực tiếp kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Nam hoặc được gửi trả qua đường Bưu điện. |
10.2. Cách thức thực hiện: |
Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc bằng đường Bưu điện đến Sở Ngoại vụ Quảng Nam. |
10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: |
a) Thành phần hồ sơ: * Đối với các khoản viện trợ thông qua chương trình, dự án, hồ sơ bao gồm: - Tờ trình đề nghị thẩm định phê duyệt chương trình/dự án của Chủ dự án. - Văn bản của Bên tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ PCPNN và thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ PCPNN. - Dự thảo văn kiện chương trình, dự án, danh mục các khoản viện trợ phi dự án (bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài) và dự thảo Thỏa thuận viện trợ PCPNN cụ thể (nếu được yêu cầu để ký kết thay văn kiện chương trình, dự án sau này). - Bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận viện trợ phi chính phủ được ký kết giữa đại diện bên Việt Nam và bên tài trợ. - Bản sao Giấy đăng ký hoạt động và/hoặc bản sao giấy tờ hợp pháp về tư cách pháp nhân của Bên tài trợ. - Toàn bộ văn bản góp ý kiến của các cơ quan liên quan về khoản viện trợ PCPNN (nếu có). * Đối với các khoản viện trợ phi dự án (bao gồm cả chuyên gia, tình nguyện viên), hồ sơ gồm có: - Đối với tổ chức: + Tờ trình đề nghị thẩm định phê duyệt khoản viện trợ phi dự án của Chủ dự án. + Văn bản của Bên tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ PCPNN và thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ PCPNN. + Bản sao Giấy đăng ký hoạt động và/hoặc bản sao giấy tờ hợp pháp về tư cách pháp nhân của Bên tài trợ. + Vận đơn hàng hóa. * Đối với cá nhân: - Bản photo hộ chiếu, thị thực. - Lý lịch trích ngang, bằng cấp đối với hồ sơ đề nghị tiếp nhận chuyên gia, tình nguyện viên. - Chứng chỉ hành nghề hoặc bằng chuyên môn được hợp pháp hóa lãnh sự, danh mục thuốc đối với hồ sơ đề nghị tiếp nhận hoạt động khám, chữa bệnh. - Hồ sơ chứng minh đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về giáo dục, dạy nghề đối với hồ sơ tiếp nhận hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề. * Đối với khoản viện trợ phi dự án là các phương tiện đã qua sử dụng: ngoài các văn bản nêu trên còn có thêm các văn bản sau: - Bản đăng ký hoặc Giấy chứng nhận sở hữu phương tiện của Bên tài trợ. - Giấy chứng nhận đăng kiểm của cơ quan có thẩm quyền của nước Bên tài trợ. Trong trường hợp có phương tiện tạm nhập tái xuất thì cần có Giấy chứng nhận đăng kiểm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. - Văn bản giám định phương tiện vận tải còn hơn 80% so với giá trị sử dụng mới do tổ chức giám định có thẩm quyền của nước BTT xác nhận. b) Số lượng hồ sơ: 05 (bộ) |
10.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức. |
10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Ngoại vụ. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các Sở, Ban, Ngành và địa phương |
10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận. |
10.8. Lệ phí: Không
|
10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không. |
10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không |
10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN; - Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN; - Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01/3/2012 của Chinh phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam; - Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước; - Thông tư số 02/2000/TT-BTC ngày 05/01/2000 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn hoàn thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hoá, dịch vụ do các tổ chức trong nước mua hàng bằng tiền viện trợ nhân đạo của nước ngoài; - Công văn số 380/SNgV-PCPNN ngày 05/5/2010 của Sở Ngoại vụ về việc hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ trình phê duyệt tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài. - Thông báo số 34/TB-UBND ngày 27/01/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. |
11. Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN).
11.1. Trình tự thực hiện: |
11.1.1. Thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh: * Bước 1: Cơ quan, tổ chức (chủ dự án) hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn tại mục Thành phần, số lượng hồ sơ và nộp tại Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Nam. * Bước 2: Sở Ngoại vụ tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. * Bước 3: Sở Ngoại vụ gửi văn bản đến các cơ quan chức năng và địa phương liên quan đề nghị có ý kiến thẩm định bằng văn bản. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Ngoại vụ, các cơ quan chức năng, địa phương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Sở Ngoại vụ. * Bước 4: Sau khi hết hạn đóng góp ý kiến của các cơ quan chức năng, Sở Ngoại vụ thẩm định và trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. * Bước 5: UBND tỉnh xem xét, quyết định cho phép tiếp nhận chương trình, dự án viện trợ trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Sở Ngoại vụ trình. * Bước 6 : Tổ chức, cá nhân đến nhận trực tiếp kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam hoặc được gửi trả qua đường Bưu điện.
|
11.2. Cách thức thực hiện: |
Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc bằng đường Bưu điện đến Sở Ngoại vụ Quảng Nam. |
11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: |
a) Thành phần hồ sơ: * Đối với các khoản viện trợ thông qua chương trình, dự án, hồ sơ bao gồm: - Tờ trình đề nghị thẩm định phê duyệt chương trình/dự án của Chủ dự án. - Văn bản của Bên tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ PCPNN và thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ PCPNN. - Dự thảo văn kiện chương trình, dự án, danh mục các khoản viện trợ phi dự án (bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài) và dự thảo Thỏa thuận viện trợ PCPNN cụ thể (nếu được yêu cầu để ký kết thay văn kiện chương trình, dự án sau này). - Bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận viện trợ phi chính phủ được ký kết giữa đại diện bên Việt Nam và bên tài trợ. - Bản sao Giấy đăng ký hoạt động và/hoặc bản sao giấy tờ hợp pháp về tư cách pháp nhân của Bên tài trợ. - Toàn bộ văn bản góp ý kiến của các cơ quan liên quan về khoản viện trợ PCPNN (nếu có). * Đối với các khoản viện trợ phi dự án (bao gồm cả chuyên gia, tình nguyện viên), hồ sơ gồm có: - Đối với tổ chức: + Tờ trình đề nghị thẩm định phê duyệt khoản viện trợ phi dự án của Chủ dự án. + Văn bản của Bên tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ PCPNN và thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ PCPNN. + Bản sao Giấy đăng ký hoạt động và/hoặc bản sao giấy tờ hợp pháp về tư cách pháp nhân của Bên tài trợ. + Vận đơn hàng hóa. * Đối với cá nhân: - Bản photo hộ chiếu, thị thực. - Lý lịch trích ngang, bằng cấp đối với hồ sơ đề nghị tiếp nhận chuyên gia, tình nguyện viên. - Chứng chỉ hành nghề hoặc bằng chuyên môn được hợp pháp hóa lãnh sự, danh mục thuốc đối với hồ sơ đề nghị tiếp nhận hoạt động khám, chữa bệnh. - Hồ sơ chứng minh đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về giáo dục, dạy nghề đối với hồ sơ tiếp nhận hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề. * Đối với khoản viện trợ phi dự án là các phương tiện đã qua sử dụng: ngoài các văn bản nêu trên còn có thêm các văn bản sau: - Bản đăng ký hoặc Giấy chứng nhận sở hữu phương tiện của Bên tài trợ. - Giấy chứng nhận đăng kiểm của cơ quan có thẩm quyền của nước Bên tài trợ. Trong trường hợp có phương tiện tạm nhập tái xuất thì cần có Giấy chứng nhận đăng kiểm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. - Văn bản giám định phương tiện vận tải còn hơn 80% so với giá trị sử dụng mới do tổ chức giám định có thẩm quyền của nước BTT xác nhận. b) Số lượng hồ sơ: 05 (bộ) |
11.4. Thời hạn giải quyết: 14 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
|
11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
|
11.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ. ) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các Sở, Ban, Ngành và địa phương.
|
11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.
|
11.8. Lệ phí: Không.
|
11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
|
11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
|
11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN; - Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN; - Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01/3/2012 của Chinh phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam; - Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước; - Thông tư số 02/2000/TT-BTC ngày 05/01/2000 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn hoàn thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hoá, dịch vụ do các tổ chức trong nước mua hàng bằng tiền viện trợ nhân đạo của nước ngoài; - Công văn số 380/SNgV-PCPNN ngày 05/5/2010 của Sở Ngoại vụ về việc hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ trình phê duyệt tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài. |
Tin mới
- Phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 lĩnh vực ngoại vụ thuộc phạm vi quản lý và thẩm quyền giải quyết của Sở Ngoại vụ - 18/08/2021 06:47
- Danh mục Dự án Tỉnh Quảng Nam ưu tiên huy động nguồn lực từ Người Việt Nam ở nước ngoài - 29/06/2021 13:25
- TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NGHỊ HỘI THẢO QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM - 22/01/2021 10:10
- QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN VÀ PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ NGOẠI VỤ TỈNH QUẢNG NAM - 22/01/2021 09:51
- QUYẾT ĐỊNH SỐ 06/2020/QĐ-TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ : Về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam - 29/05/2020 08:06
Thông tin, thông báobadge
Liên kết websitebadge
Hiện có:9 guests và 0 thành viên online